Chương trình khung của mầm non FBT
1
CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC
Mô hình mầm non FBT theo mô hình giáo dục mở mà ở đó trẻ được trải nghiệm, được khám phá và vui chơi, được học ngoài trời, học ngoài thiên nhiên như các nước phát triển khác, hướng tới sự phát triển nhận thức có kèm theo trải nghiệm thực tế của con, chứ không phải nhồi nhét, đóng khung đứa trẻ. Hiện tại, FBT Homeschool đã xây dựng xong một khuôn viên 4000m2 trải nghiệm ngoài thiên nhiên cho trẻ hỗ trợ các điểm trường trong thành phố Nha Trang. Các con vừa học luân phiên trong thành phố và vừa học tại farm trải nghiệm của Trường.
Triết lý giáo dục
Giáo dục là con đường, con đường chúng tôi đi là con đường của hiểu biết và thương yêu. Chúng tôi là một cộng đồng của những giáo viên, những phụ huynh nguyện đem hết tình yêu và trí tuệ của mình để nuôi dưỡng những em bé hạnh phúc, những em bé biết hiểu và biết thương, sống trách nhiệm, sáng tạo và chân thật. Chúng tôi nuôi dưỡng tình yêu này bằng sự khiêm nhường học hỏi, bằng các mối quan hệ tôn trọng, yêu thương và bằng khát khao đem giáo dục thực thụ đến với mọi người.
Tầm nhìn, sứ mệnh
FBT mong muốn cùng với cộng đồng, những con người tâm huyết với giáo dục xây dựng được nhiều môi trường học tập đầy cảm hứng cho trẻ, nơi trẻ em được tự do sáng tạo, được tôn trọng và yêu thương, nơi những thầy cô giáo được là chính mình, được khát khao và cống hiến giáo dục thực thụ, nơi những phụ huynh trách nhiệm, hiểu biết và thương yêu.
Giá trị cộng đồng FBT
CHÚNG TÔI TIN VÀO
TÌNH YÊU
Tình yêu, tình thương nhân văn của mỗi con người. Trong mỗi chúng ta, ai cũng có những hạt giống yêu thương, cộng đồng FBT nguyện nuôi dưỡng hạt giống thương yêu đó trong mỗi em bé, mỗi thầy cô giáo và mỗi gia đình phụ huynh.
TRÍ TUỆ
FBT mong muốn cùng với cộng đồng, những con người tâm huyết với giáo dục xây dựng được nhiều môi trường học tập đầy cảm hứng cho trẻ, nơi trẻ em được tự do sáng tạo, được tôn trọng và yêu thương, nơi những thầy cô giáo được là chính mình, được khát khao và cống hiến giáo dục thực thụ, nơi những phụ huynh trách nhiệm, hiểu biết và thương yêu.
TRÁCH NHIỆM
Em bé, giáo viên hay phụ huynh trong cộng đồng FBT đều có thể mắc sai lầm nhưng chúng tôi không bỏ cuộc. Chúng tôi chịu trách nhiệm và trưởng thành sau mỗi thất bại đó. Trước tiên, chủ động và chịu trách nhiệm với mọi việc của bản thân, tiếp đến là trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng môi trường thiên nhiên. Chúng tôi bao dung cho nhau và trợ giúp nhau phát triển.
CHÂN THẬT
Chúng tôi tin vào giá trị của sự chân thật, lòng dũng cảm và chân lý nhân quả. Chúng tôi tin vào một môi trường giáo dục nhân văn và giá trị thật.
FBT Homeschool được ra đời dựa trên khát khao của những con người tâm huyết, mong muốn đem lại một môi trường giáo dục đích thực cho các con, lưu giữ những khoảng khắc thơ ấu hạnh phúc của các con, của chính chúng tôi và những phụ huynh đồng hành. Giá trị FBT mong muốn mang tới cho các con chính là hành trang tốt nhất cho tương lai của mỗi bé, hướng tới sự thành công và hạnh phúc đích thực (For the Best Tomorrow). Đó cũng là trách nhiệm, là sứ mệnh, là tình yêu đối các con của chúng ta - những nhà giáo, những phụ huynh và những người quan tâm tới vận mệnh thế hệ trẻ tương lai của đất nước và của thế giới.
2
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
THÂM
TÂM
TRÍ
Chương trình mầm non FBT hướng đến giáo dục trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi phát triển cân bằng cả THÂN, TÂM và TRÍ, phát huy và rèn luyện các năng lực: năng lực sống, năng lực vượt khó – thích ứng, năng lực học tập – khám phá, năng lực phát triển và sáng tạo hướng tới hình thành và phát triển toàn diện tiền đề về nhân cách và sẵn sàng tâm thế vào lớp 1.
3
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Phương pháp giáo dục của FBT Homeschool hướng tới sự phát triển nhận thức – trí tuệ của con, chứ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin và kiến tức.Con đường phát triển nhận thức – trí tuệ có thể mô tả qua sơ đồ bên.
Quan sát
Quan sát sự vật, hiện tượng đa chiều, chân thực, khách quan bằng cả 05 giác quan: Thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác, thậm chí cả giác quan “thứ sáu”. Để trẻ có được những quan sát chân thực, thì người giáo viên cần chuẩn bị những “vật thật” “học liệu thật” “hiện tượng thật” ngoài tự nhiên, xã hội theo nhiều góc cạnh khác nhau để trẻ quan sát đa chiều. Các dụng cụ như kính lúp, bàn ánh sáng có thể được sử dụng để trẻ quan sát rõ hơn. Đầu vào càng chuẩn, càng đầy đủ thì quá trình tư duy của trẻ càng sát với hiện thực khách quan hơn. Ví dụ: Khi quan sát 1 cái cây, hãy tìm “học liệu” thật, cái cây thật mà trẻ có thể quan sát từ bộ rễ ôm vào đất ra sao, phần thân, phần lá thế nào, tiếp đến quá trình sinh trưởng từ hạt mầm cho đến cây con, các thí nghiệm về vai trò của đất, của nước, của ánh sáng, của dinh dưỡng, của những lời nói tốt đẹp hay lời nói tiêu cực tới cây. Chính những quan sát đa chiều này gợi mở tư duy của đứa trẻ. Người giáo viên cần chuẩn bị môi trường một cách đầy “thoughtfully” để trẻ khám phá.
Tư duy
Tư duy: Phân tích, logic, liên tưởng sáng tạo, tìm ra quy luật, ý nghĩa của sự vật hiện tượng. Đây là sự khác biệt và là đặc tính vượt trội của con người, đó là khả năng tư duy. Do vậy, vai trò của “người hướng dẫn” là khơi gợi, hướng dẫn khả năng tư duy của học sinh. Tuyệt đối không nhồi nhét, không đóng khung tư duy của người học. Không biến người học thành “robot hóa”. Tôn trọng sự khác biệt, trí tưởng tượng sáng tạo của học trò. Người giáo viên cần có những khả năng đặt câu hỏi, khơi gợi trí tưởng tượng, chuẩn bị học liệu để phát triển khả năng tư duy của trẻ.
Làm thật
Làm thật (cho trẻ được làm để thể hiện cái thấy của con): Hành động, lời nói, việc làm của học sinh dựa trên quá trình tư duy. Do đó, có thể nói, “LÀM THẬT” cũng là một cách học. Quá trình “LÀM THẬT” là quá trình thẩm định lại tư duy vào thực tiễn. Quá trình này vừa đem lại tri thức, vừa đem lại kỹ năng và biến những giá trị tiềm năng của tư duy thành giá trị thực tế cho nhân loại. Vai trò của người giáo viên lúc này là chuẩn bị học liệu, dụng cụ, nguyên liệu để trẻ có thể làm. Sau đó, người giáo viên tách ra quan sát, để trẻ làm, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Giáo viên có thể có thêm những gợi ý để trẻ phát triển sản phẩm hơn. Tuyệt đối không được khen chê, tốt xấu các sản phẩm trẻ làm. Hãy đặt câu hỏi và gợi ý để trẻ có thể phát triển sản phẩm của mình và hiểu sâu các sản phẩm của các con. Thông qua các sản phẩm của con như bức tranh con vẽ, đồ vật con làm, câu chuyện con kể…mình hiểu thêm về suy nghĩ, tư duy, tình cảm của con. Hãy nhớ trẻ có hàng trăm “ngôn ngữ” khác nhau. .
Nhận thức
Nhận thức: Kinh nghiệm của quá trình tư duy và quá trình làm việc, thực hành đem đến nhận thức sâu sắc hơn về sự vật, hiện tượng mà cá nhân kinh qua. Kinh nghiệm là những việc mình làm, mình kinh qua và phải có nghiệm lại. Trải nghiệm là những gì trải qua cần đúc rút, nghiệm lại. Vai trò của người giáo viên lúc này là cần hướng dẫn trẻ học cách nhìn sâu hơn vào những việc mình làm, để người học có thể rút ra được những nhận thức sâu sắc của bản thân thông qua mỗi dự án con làm, những sản phẩm con thực hiện, ý nghĩa cho bản thân của chính con. Mỗi ngày, nhận thức này được bồi đắp, được đào sâu thành những nhận thức của chính con, phát triển con người bên trong con ngày một toàn vẹn.
Trí Tuệ
Trí tuệ: Hiểu và sống theo chân lý khách quan. Nhận thức sâu sắc và nhiều lần về sự vật, hiện tượng khởi sinh trí tuệ. Trí tuệ siêu việt có thể đến từ bất kỳ nguồn nào. Có người có khả năng quan sát đã có thể khởi sinh trí tuệ. Có những người phải trải qua tiến trình trên nhiều lần, quan sát nhiều lần, tư duy và làm nhiều lần, nhận thức ngày càng sâu sắc thêm. Mỗi cá nhân sẽ có những hành trình khác nhau để phát triển nhận thức – trí tuệ. Tuy nhiên, nếu quá trình trên không được thực hiện một cách khách quan, chân thực, thì con người sẽ rất khó có được những nhận thức sâu sắc về nhân sinh quan, cũng như các tri thức về tự nhiên, xã hội. Giáo dục (từ gia đình, nhà trường và xã hội) là quá trình nuôi dưỡng và tạo môi trường cho những hạt giống hiểu biết và thương yêu bên trong mỗi người có cơ hội được phát triển và lan tỏa ra cộng đồng.
4
Hình thức hoạt động nhóm lớp
BIÊN CHẾ LỚP |
||
Độ tuổi |
Số học sinh |
Số giáo viên |
Lớp trên 3 tuổi |
>=15 trẻ / 01 lớp |
2 giáo viên / 01 lớp |
Lớp dưới 3 tuổi |
>=10 trẻ / 01 lớp |
2 giáo viên / 01 lớp |
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG |
|
Cơ sở FBT Home |
Cơ sở FBT Happy Farm |
Số 02 Trần Khánh Dư, Nha Trang, Khánh Hoà |
Thôn 2 xã Diên Đồng, Huyện Diên Khánh, Khánh Hòa |
5
THỜI KHÓA BIỂU
Các con học luân phiên tại trường trong thành phố và tại farm trải nghiệm của trường
Lớp trẻ dưới 3 tuổi
Thời gian |
Thứ 3,5 (Học tại farm) |
Thứ 2,4,6 (Học tại trường) |
06h45 - 07h30 |
Đón trẻ và ăn sáng tại trường |
Đón trẻ và ăn sáng |
07h30 - 08h00 |
Tập trung, điểm danh sỉ số lớp |
Vận động nhẹ buổi sáng |
08h00- 08h40 |
Di chuyển lên cơ sở FBT HAPPY FARM |
8g15 – 8g45: |
08h40 – 09h00 |
Ăn phụ sáng, tập trung cả lớp/nhóm |
|
09h00 - 10h30 |
Hoạt động khám phá tự nhiên (nhóm) Hoạt động thể thao/ vận động (nhóm) Hoạt động theo chủ đề (cả lớp) |
Hoạt động nghệ thuật |
10h30 – 12h00 |
Ăn trưa, vệ sinh cá nhân, thay quần áo |
Ăn trưa, vệ sinh cá nhân, thay quần áo |
12h00 - 14h00 |
Hoạt động trước khi ngủ: Kể chuyện/ Nghe nhạc, Ngủ trưa |
Hoạt động trước khi ngủ: Kể chuyện/ Nghe nhạc, ngủ trưa |
14h00 – 14h30 |
Ăn xế |
Ăn xế |
14h30 - 15h30 |
Hoạt động khám phá tự nhiên/dự án (nhóm) Hoạt động giao lưu thể thao/ vận động (nhóm) |
Làm quen Anh ngữ (Học tiếng Anh với giáo viên của trường và giáo viên bản ngữ) |
15h30 - 16h00 |
Ăn phụ xế |
Ăn phụ xế |
16h00- 16h40 |
Lên xe về lại cơ sở FBT Home |
Chơi tự do/Trả trẻ |
16h40 – 17h15 |
Trả trẻ |
Lớp trẻ trên 3 tuổi
Thời gian |
Thứ 2,4,6 (Học tại farm) |
Thứ 3,5 (Học tại trường) |
06h45 - 07h30 |
Đón trẻ và ăn sáng |
Đón trẻ và ăn sáng |
07h30 - 08h00 |
Tập trung, điểm danh sỉ số lớp |
Vận động nhẹ buổi sáng |
08h00- 08h40 |
Di chuyển lên cơ sở FBT HAPPY FARM |
8g15 – 8g45: |
08h40 – 09h00 |
Ăn phụ sáng, tập trung theo nhóm |
|
09h00 - 11h |
Hoạt động khám phá bản thân/tự nhiên (cá nhân/nhóm) Hoạt động theo chủ đề/dự án (nhóm/cả lớp) Hoạt động giao lưu thể thao/ vận động (nhóm) |
Hoạt động nghệ thuật Giờ học chuẩn bị tâm thế vào lớp 1 (Trẻ 5 – 6 tuổi) |
11h – 12h00 |
Ăn trưa, vệ sinh cá nhân, thay quần áo |
Ăn trưa, vệ sinh cá nhân, thay quần áo |
12h00 - 14h00 |
Hoạt động trước khi ngủ: Kể chuyện/ Nghe nhạc, Ngủ trưa |
Hoạt động trước khi ngủ: Kể chuyện/ Nghe nhạc, ngủ trưa |
14h00 – 14h30 |
Ăn xế |
Ăn xế |
14h30 - 15h30 |
Hoạt động khám phá tự nhiên/dự án (nhóm) Hoạt động giao lưu thể thao/ vận động (nhóm) |
Làm quen Anh ngữ (Học tiếng Anh với giáo viên của trường và giáo viên bản ngữ) |
15h30 - 16h00 |
Ăn phụ xế |
Ăn phụ xế |
16h00- 16h30 |
Lên xe về lại cơ sở FBT Home |
Chơi tự do/Trả trẻ |
16h30 – 17h15 |
Trả trẻ |